Những nơi có nguy cơ trở thành “điểm nóng” mới của dịch Covid-19
Những người sống trong các khu trại tạm bợ ở Syria là một trong những đối tượng dễ chịu ảnh hưởng nhất của đại dịch Covid-19. Ảnh: ABC
Khi dịch Covid-19 lan rộng trên toàn cầu, các chuyên gia y tế và các tổ chức cứu trợ nhân đạo lo ngại một số quốc gia và khu vực "dễ bị tổn thương" nhất có thể trở thành những "điểm nóng" mới của dịch bệnh này.
Hầu hết các chuyên gia đều bày tỏ lo ngại về các trại tị nạn đông đúc cũng như những quốc gia đang đối mặt với khủng hoảng như xung đột, đói nghèo hay các dịch bệnh khác đang khiến hệ thống y tế bị quá tải.
Các phân tích từ tổ chức cứu trợ CARE đã liệt kê 15 quốc gia "có rủi ro rất cao" trở thành những "điểm nóng" dịch Covid-19 và hầu hết các nước này đều nằm ở Trung Đông và châu Phi như: Syria, Iraq, Yemen, Afghanistan, Somalia, Sudan, Nam Sudan, Cộng hòa Dân chủ Congo, Ethiopia, Nigeria, Uganda, Cộng hòa Trung Phi, Chad, Niger và Haiti.
Phân tích trên cũng chỉ ra rằng những nước này có nguy cơ đối mặt với thách thức từ dịch Covid-19 cao gấp 3 lần và những khó khăn trong việc tiếp cận hệ thống chăm sóc y tế cao gấp 6 lần.
"Dữ liệu này đã cho thấy một bức tranh ảm đạm và "rùng mình" về viễn cảnh dịch Covid-19 lan rộng tới nhiều nước châu Phi và Trung Đông", Sally Austin - người đứng đầu chương trình khẩn cấp của CARE cho biết.
Dịch Covid-19 nếu bùng phát ở một số khu vực của Thái Bình Dương và châu Á cũng có thể gây ra những thiệt hại nặng nề hay những nguy cơ về một cuộc khủng hoảng nhân đạo.
Hệ thống y tế không đủ khả năng đối phó với dịch bệnh
Khắp Thái Bình Dương, một số quốc gia đã phong tỏa hoặc tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia nhằm đối phó với dịch Covid-19, thậm chí trước cả khi ghi nhận các ca nhiễm. Trên thực tế, hệ thống y tế ở một số quốc gia Thái Bình Dương đang đối mặt với sức ép và những khó khăn nhất định, ngay từ khi chưa có dịch bệnh.
Hiểu rõ được điều này, hầu hết các quốc gia trong khu vực đều thực hiện các biện pháp ngăn ngừa mạnh mẽ nhằm ngăn chặn virus xâm nhập.
Hơn 100 trường hợp mắc Covid-19 đã được ghi nhận tại 6 quốc gia và vùng lãnh thổ gồm: Guam (thuộc Mỹ), Polynesia thuộc Pháp, Fiji, New Caledonia, Quần đảo Bắc Marianas và Papua New Guinea. Một số quốc gia này cũng từng phải đối mặt với những đợt bùng phát dịch bệnh gần đây, chẳng hạn như dịch sởi ở Samoa đã khiến hơn 80 người tử vong, hầu hết là trẻ em và bệnh bại liệt đã quay lại Papua New Guinea cách đây 2 năm sau gần 2 thập kỷ căn bệnh này bị xóa sổ.
Các nhà chức trách Papua New Guinea cho biết hệ thống y tế của nước này không có khả năng đối phó với dịch bệnh và các biện pháp đang được thực hiện để hạn chế tình cảnh mọi người đổ dồn về các bệnh viện.
Sau khi 1 trường hợp mắc Covid-19 được xác nhận ở Papua New Guinea, tuyên bố về tình trạng khẩn cấp quốc gia 14 ngày đã được ban hành tại quốc gia này, yêu cầu đóng cửa biên giới với bên ngoài và hạn chế đáng kể việc đi lại trong nước.
Bệnh nhân là một thợ mỏ trở về từ Australia và cho tới nay, mặc dù chưa có ca nhiễm mới nào nhưng lệnh phong tỏa ở quốc gia này vẫn được duy trì.
Thủ tướng James Marape đã xin lỗi người dân về sự bất tiện này nhưng khẳng định rằng đây là biện pháp cần thiết: "Việc hạn chế các nguồn lực, cơ sở hạ tầng và hệ thống chăm sóc sức khỏe khiến chúng ta phải luôn sẵn sàng để đối phó với bất kỳ cuộc khủng hoảng nào nếu nó xuất hiện".
Với 5 ca mắc Covid-19, Fiji cũng đã phong tỏa Lautoka - thành phố lớn thứ hai đất nước.
Quốc đảo Solomon, Vanuatu, Kiribati và Tonga đều đã thực hiện các biện pháp như tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, đóng cửa biên giới hay hạn chế các hoạt động mặc dù vẫn chưa ghi nhận bất kỳ ca mắc Covid-19 nào.
Chỉ có 13 giường chăm sóc tích cực
Đảo Guam - lãnh thổ hải ngoại của Mỹ đã ghi nhận gần 1 nửa trong số tất cả các ca mắc Covid-19 ở khu vực Thái Bình Dương, trong khi Nhà Trắng đã tuyên bố nơi này là khu vực thảm họa.
Guam là một hòn đảo với diện tích đất liền chỉ 549 km vuông và dân số chỉ khoảng 164.000 người. Tỷ lệ dịch Covid-19 lan rộng ở Guam là "cảnh báo đỏ" với chính quyền địa phương khi họ cho biết hệ thống y tế có thể đạt đến "điểm sụp đổ" sớm nhất là trong tuần này.
Guam ghi nhận ca mắc Covid-19 đầu tiên vào giữa tháng 3 và tỷ lệ này vẫn tăng liên tục kể từ đó với ít nhất 56 ca nhiễm bệnh và 1 ca tử vong, tính tới ngày 31/3. Điều đáng nói là Guam chỉ có 250 giường bệnh và 13 giường chăm sóc tích cực.
"Với tỷ lệ hiện nay, điểm sụp đổ của hệ thống chăm sóc tích cực của Guam có thể xảy ra trong tuần này", người đứng đầu văn phòng y tế ở đây, bác sĩ Felix Cabrera cho biết.
Nếu viễn cảnh này xảy ra, bác sĩ Cabrera nhận định số người chết có thể "tăng chóng mặt" song cũng cho rằng vẫn còn cơ hội để đảo ngược tình hình: "Bằng cách làm giảm tỷ lệ này một cách quyết liệt, chúng ta có thể ngăn chặn sự sụp đổ đó".
Nghèo đói và dân số tập trung quá đông ở các đô thị
Tại châu Phi, nhiều nước đã trải qua các dịch bệnh như HIV khiến một bộ phận dân cư bị suy giảm miễn dịch, cùng với các căn bệnh khác như sốt rét, sởi và Ebola. Vùng Sừng châu Phi cũng đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng lương thực nghiêm trọng.
"Mặc dù chưa có ca mắc Covid-19 nào được ghi nhận tại một số nước châu Phi nhưng chúng tôi hiểu rõ họ đang gặp rất nhiều hạn chế trong việc hiểu về dịch bệnh này cũng như xét nghiệm hay theo dõi các bệnh nhân", bác sĩ Clair Mills thuộc tổ chức Bác sĩ Không biên giới cho biết.
Bác sĩ Mills cũng chỉ ra rằng dân số ở châu Phi nhìn chung trẻ hơn châu Âu với khoảng 50% dân số dưới 20 tuổi.
"Tuy nhiên, tại nhiều nước châu Phi, đói nghèo vẫn hoành hành và dân số thường tập trung quá đông tại các khu vực đô thị. Đó rõ ràng là môi trường rất lý tưởng để virus SARS-CoV-2 lây lan nhanh".
Theo vov.vn
Tin cùng chuyên mục
- Khôi phục chạy tàu khách liên vận quốc tế Việt Nam – Trung Quốc từ 25/5 23.05.2025 | 15:59 PM
- Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam cần giải pháp đặc biệt cho thời điểm đặc biệt 23.05.2025 | 15:54 PM
- Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung ứng phó nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt cục bộ ở Bắc Bộ 23.05.2025 | 15:55 PM
- Đại biểu Quốc hội kiến nghị cần có cuộc “đại phẫu” về thể chế 23.05.2025 | 15:56 PM
- Quốc hội thảo luận Tổ về tình hình phát triển kinh tế - xã hội 23.05.2025 | 15:55 PM
- Quyết tâm hoàn thành việc xóa nhà tạm, nhà dột nát trước ngày 15/6/2025 23.05.2025 | 15:56 PM
- Việt Nam được xếp vào nhóm 'rủi ro thấp' trong Quy định chống phá rừng của EU 23.05.2025 | 15:57 PM
- Tổng trị giá xuất, nhập khẩu hàng hóa trong nửa đầu tháng 5 đạt hơn 36 tỷ USD 23.05.2025 | 15:57 PM
- Cuba tuyên bố Tang lễ chính thức nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương 23.05.2025 | 15:14 PM
- Chính sách phát triển kinh tế tư nhân qua các thời kỳ 23.05.2025 | 15:15 PM
Xem tin theo ngày
-
Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến về một số báo cáo, tờ trình
- Khởi công dự án khu phức hợp đô thị, du lịch sinh thái, sân golf Khoái Châu
- UBND tỉnh nghe và cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng
- Thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
- Đưa tỉnh Thái Bình trở thành trung tâm kết nối của vùng, khu vực và quốc tế
- 110 tập thể, cá nhân đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét khen thưởng cấp nhà nước năm 2024
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh: Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Kế tục xuất sắc sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm quán triệt tinh thần các Nghị quyết của Bộ Chính trị
- Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị