Hiệu quả từ cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất vụ đông
Những chính sách hỗ trợ sản xuất vụ đông giúp phát triển diện tích cây có giá trị kinh tế cao.
Với nền nhiệt thấp, dịch hại trên cây trồng vụ đông có thể được xem là ít có nguy cơ nhất so với các vụ trong năm. Biên độ nhiệt độ ngày đêm cao, tích lũy sinh khối thuận lợi tạo nên năng suất, chất lượng cho nhiều nông sản chỉ có ở vụ đông tại Thái Bình. Cùng với truyền thống và trình độ thâm canh, vụ đông tuy chỉ kéo dài khoảng 3 tháng nhưng cho giá trị thu hoạch bằng 2 - 3 lần cấy lúa cả năm.
Với những lợi thế trên, vụ đông trở thành vụ sản xuất đặc thù, được các cấp, ngành quan tâm, chỉ đạo thực hiện. Tuy nhiên, cùng với sự thiếu hụt lao động, nhất là lao động trẻ trong nông nghiệp, sản xuất vụ đông còn gặp nhiều khó khăn do điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, nhiều vụ do ảnh hưởng của mưa, bão gây ngập và thiệt hại, phải gieo trồng lại nhiều lần, làm tăng chi phí sản xuất, giảm hiệu quả kinh tế. Việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào thâm canh, nhất là cơ giới hóa trong khâu sơ chế, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch hầu như chưa được thực hiện, thị trường tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, trên 80% nông sản tiêu thụ qua tư thương không có hợp đồng bao tiêu từ đầu vụ nên sản xuất gặp nhiều rủi ro... Tất cả những khó khăn trên đã khiến diện tích gieo trồng vụ đông giảm, đặc biệt là diện tích cây ưa ấm.
Các địa phương lựa chọn từ 1 - 2 cây trồng chủ lực để tập trung hỗ trợ.
Với mục tiêu bảo đảm duy trì phát triển cây màu vụ đông ở mức 35.000 - 36.000ha mỗi năm, ngành Nông nghiệp đã tham mưu, đề xuất các chính sách khuyến khích, hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cơ cấu giống, mùa vụ theo hướng chất lượng, hiệu quả, né tránh những bất thuận của thời tiết, thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu với mục đích mở rộng sản xuất theo hướng tập trung chuyên canh, hình thành cánh đồng lớn và bảo vệ cây trồng hiệu quả, trong đó tập trung cho việc hỗ trợ sản xuất vụ đông.
Từ năm 2011 đến nay, tỉnh ta đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất vụ đông với điều kiện diện tích cây vụ đông năm sau của huyện, thành phố phải thấp nhất hoặc bằng diện tích cây vụ đông của năm liền kề trước đó. Ngoài chính sách hỗ trợ của tỉnh, các huyện, thành phố căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của từng địa phương cũng đã có chính sách hỗ trợ riêng, bảo đảm đủ nguồn lực nhằm khuyến khích nông dân và các thành phần kinh tế phát triển sản xuất và mở rộng diện tích cây vụ đông.
Theo tổng hợp của ngành Nông nghiệp, mỗi năm, tỉnh hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất cây vụ đông với mức hỗ trợ từ 7 - 11 tỷ đồng nhưng giá trị sản xuất mà vụ đông mang lại khoảng 1.300 - 2.700 tỷ đồng. Những chính sách khuyến khích trên giúp phát triển diện tích các cây có giá trị kinh tế cao như: khoai tây, ngô, ớt, dưa, bí... Sản xuất trồng trọt luôn giữ được mức tăng trưởng, tạo động lực mạnh về tư tưởng của cán bộ, nhân dân trong tỉnh sản xuất tốt hơn, đạt được cả 3 mục tiêu diện tích, năng suất và hiệu quả.
Năm 2018, với mức hỗ trợ bằng mức hỗ trợ vụ đông năm 2016 nhưng với định hướng phát triển các cây trồng theo lợi thế, tạo ra sản phẩm đặc thù của từng địa phương, ngành Nông nghiệp đã tham mưu UBND tỉnh hỗ trợ mỗi huyện từ 1 - 2 cây trồng chủ lực theo lựa chọn của từng địa phương. Với định hướng này, các địa phương căn cứ vào thực tiễn sản xuất đã lựa chọn được các cây trồng chủ lực để tập trung phát triển: huyện Đông Hưng lựa chọn bí xanh, ngô; huyện Quỳnh Phụ lựa chọn ớt, ngô ngọt...
Theo kế hoạch, vụ đông năm 2018, toàn tỉnh gieo trồng 36.300ha, đến nay, nông dân đã gieo trồng được khoảng 4.000ha cây ưa ấm, chủ yếu là ớt, ngô, bí, rau các loại. Để các cơ chế, chính sách hỗ trợ thực sự là “đòn bẩy” thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, các sở, ngành liên quan cùng các địa phương cần có cơ chế kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng kinh phí hỗ trợ bảo đảm đúng đối tượng, đúng định mức.
Lưu Ngần
Tin cùng chuyên mục
- 444 đại biểu chính thức dự Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác lần thứ VIII 12.05.2025 | 16:37 PM
- Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV tiếp tục tuần làm việc thứ 2 12.05.2025 | 16:37 PM
- "Quà tháng 5 dâng Người" – Chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 12.05.2025 | 16:37 PM
- Bộ Giáo dục - Đào tạo đề xuất bỏ bằng tốt nghiệp THCS 12.05.2025 | 16:37 PM
- Hoa Kỳ và Trung Quốc nhất trí hoãn áp thuế trong 90 ngày 12.05.2025 | 16:17 PM
- Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã năm 2025 12.05.2025 | 16:37 PM
- 6 nhiệm vụ trọng tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025 12.05.2025 | 15:58 PM
- Tên gọi xã, phường sau sáp nhập: Mang hồn cốt văn hóa và truyền thống Thái Bình 12.05.2025 | 15:55 PM
- Khuyến cáo người dân Thái Bình xem dự báo thời tiết trực tuyến để chuẩn bị mùa màng 12.05.2025 | 15:55 PM
- Về đền Lộng Khê xem đốt cây Đình Liệu khổng lồ 12.05.2025 | 15:55 PM
Xem tin theo ngày
-
Thủ tướng Chính phủ làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình
- Khởi công dự án tuyến đường cao tốc CT.08, đoạn qua tỉnh Nam Định - Thái Bình và dự án khu công nghiệp Hưng Phú
- Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dâng hương tưởng niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn
- Cả nước đã hỗ trợ xóa gần 209.000 nhà tạm, nhà dột nát
- Dâng hương tưởng niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn
- Bố trí nơi đặt trụ sở đơn vị hành chính cấp xã mới sau sắp xếp phải phục vụ tốt cho hoạt động quản lý nhà nước, thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp
- Bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả các công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải
- Tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh
- Chuẩn bị tốt các điều kiện để khởi công Dự án cao tốc CT.08; Khu công nghiệp Hưng Phú; Lễ động thổ dự án Nhà máy sản xuất ô tô GEL-O&J