Vụ nước sạch sông Đà nhiễm dầu bẩn: Cưỡng chế nếu không xây hồ chứa khép kín
Lối dẫn nước từ sông Đà vào hệ thống lọc nước của Viwasupco
Quyết liệt vì sức khỏe hàng triệu dân Hà Nội
Tháng 10/2019, hàng triệu người dân Hà Nội bức xúc khi dùng phải nước sạch sinh hoạt nhiễm dầu do Nhà máy nước sông Đà cung cấp. Các đối tượng đổ trộm dầu thải nguy hại vào nguồn nước đã bị Công an tỉnh Hòa Bình bắt giữ và đang xử lý theo quy định của pháp luật.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự cố được tỉnh Hòa Bình chỉ rõ là: Nhà máy nước sông Đà (Viwasupco) không có hệ thống dẫn nước, bể lắng khép kín. Viwasupco dùng Đầm Bài của tỉnh Hòa Bình làm hồ lắng tự nhiên.
Trong khi đó, nguồn đổ vào hồ Đầm Bài còn có nước của các con suối, nước sinh hoạt của người dân. Vì thế, không đảm bảo an toàn cho việc sản xuất nước sạch sinh hoạt cấp cho người dân Hà Nội.
Ngày 25/10/2019, Bí thư Hòa Bình, ông Bùi Văn Tỉnh họp và chỉ đạo Viwasupco trả lại hồ Đầm Bài cho tỉnh. Không sử dụng Đầm Bài làm hồ lắng, dự trữ nước thô cung cấp cho nhà máy nước như hiện nay.
“Nếu tiếp tục sử dụng nguồn nước hồ Đầm Bài cho nhà máy xử lý thì không thể đảm bảo hoàn toàn, gây ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh nguồn nước. Đây là hồ thủy lợi, có chức năng chính đảm bảo tưới tiêu cho 645 ha đất sản xuất của khu vực xung quanh”, Bí thư Hòa Bình chỉ đạo.
Tuy nhiên, sau chỉ đạo này của Tỉnh ủy Hòa Bình thì sự việc giậm chân tại chỗ. Các cơ quan hữu trách địa phương không có động thái buộc Viwasupco phải xây dựng hệ thống khép kín, trả lại hồ Đầm Bài. Vì đó, hàng triệu người dân Hà Nội vẫn phải dùng “nước sạch” sông Đà pha với nước hồ Đầm Bài (có cả nước thải sinh hoạt của người dân).
Trên tinh thần bảo vệ sự an toàn nguồn nước sinh hoạt cho hàng triệu người dân Hà Nội, Báo GD&TĐ liên tục có các bài viết phản ánh về sự chậm trễ, có phần thiếu quyết liệt này của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hòa Bình.
Tháng 11/2019, Báo GD&TĐ ra văn bản yêu cầu Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hòa Bình có văn bản trả lời rõ lộ trình thu hồi hồ Đầm Bài từ Viwasupco. Việc này nhằm đảm bảo nguồn nước đầu vào sản xuất của nhà máy an toàn. Đây cũng là yêu cầu chính đáng, mong mỏi của hàng triệu người dân Hà Nội.
Sẽ cưỡng chế nếu Viwasupco không chấp hành
Sau một loạt động thái của Báo GD&TĐ, UBND tỉnh Hòa Bình đã có lộ trình cụ thể buộc Viwasupco trả lại hồ Đầm Bài cho tỉnh Hòa Bình. Phải xây dựng hệ thống khép kín, hồ lắng của nhà máy để sản xuất nước sạch cung cấp cho người dân Hà Nội.
Ngày 27/12/2019, UBND tỉnh Hòa Bình có Văn bản số 2124/UBND-NNTT (do Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Nguyễn Văn Dũng ký) gửi Báo GD&TĐ khẳng định: Hồ Đầm Bài rộng 69ha, lưu vực 16 km2, có nhiều khe suối, khe tụ thủy và hệ thống mương dẫn hở rất khó kiểm soát an ninh nguồn nước, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm.
Để ngăn ngừa, UBND tỉnh quyết liệt triển khai các biện pháp để thực hiện tiến trình chấm dứt việc sử dụng hồ Đầm Bài là hồ sơ lắng, dự trữ nước thô.
Ngày 5/11/2019, UBND tỉnh Hòa Bình có Văn bản số 2453/QĐ-UBND quyết định về việc tạm dừng hiệu lực chủ trương đầu tư số 01/QĐ-UBND và chủ trương đầu tư số 70/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hòa Bình (về mở rộng sản xuất của Viwasupco).
Tìm hiểu của Báo GD&TĐ được biết, đến nay UBND tỉnh Hòa Bình cũng đã có văn bản yêu cầu Viwasupco phải xây dựng và hoàn thiện dây chuyền công nghệ xử lý nước mới thay thế dây chuyền cũ.
Không sử dụng Đầm Bài làm hồ dự trữ và sơ lắng. Trước ngày 31/12/2019, Viwasupco phải hoàn thành phương án lấy nguồn nước từ sông Đà cung cấp trực tiếp vào nhà máy xử lý. Phương án này gửi Sở KH&ĐT xem xét, báo cáo UBND tỉnh điều chỉnh chủ trương đầu tư của dự án.
Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hòa Bình thể hiện sự quyết liệt, trách nhiệm với sức khỏe của hàng triệu người dân dùng nước sạch Hà Nội khi gia hạn đối với Viwasupco: “Đến hết tháng 1/2021, Viwasupco không hoàn thành phương án lấy nước trực tiếp từ sông Đà (không sử dụng hồ Đầm Bài làm bể sơ lắng, trung chuyển nước nguyên liệu), UBND tỉnh Hòa Bình sẽ báo cáo, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cưỡng chế thu hồi việc sử dụng hồ Đầm Bài.
UBND tỉnh Hòa Bình báo cáo, kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo UBND TP Hà Nội nghiên cứu, có giải pháp tìm nguồn nước thay thế”.
Theo giaoducthoidai.vn
Tin cùng chuyên mục
- Đoàn công tác tỉnh Thái Bình thăm Trường THCS Thái Bình tại huyện Càng Long 28.04.2025 | 21:57 PM
- Chuẩn bị kỹ lưỡng, bảo đảm Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV thành công 28.04.2025 | 21:57 PM
- Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả 28.04.2025 | 19:14 PM
- Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng Thư ký Đảng Mặt trận giải phóng Mozambique 28.04.2025 | 19:14 PM
- Công bố, triển khai quyết định điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 28.04.2025 | 19:14 PM
- Thái Bình hoàn thành 100% chỉ tiêu giao quân 28.04.2025 | 19:15 PM
- Trường Đại học Thái Bình: Tổ chức tọa đàm “50 năm - Bản hùng ca hòa bình” 28.04.2025 | 17:05 PM
- Đảng bộ Trường THPT Bắc Đông Quan: Kết nạp 15 đảng viên là học sinh lớp 12 28.04.2025 | 21:58 PM
- U20 nữ Việt Nam rơi vào bảng đấu vừa tầm ở vòng loại châu Á 28.04.2025 | 17:02 PM
- Họp xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu 28.04.2025 | 17:02 PM
Xem tin theo ngày
-
Đoàn công tác tỉnh Thái Bình thăm Trường THCS Thái Bình tại huyện Càng Long
- Lãnh đạo 2 tỉnh Trà Vinh - Thái Bình dâng hương, dâng hoa tưởng niệm tại Đền thờ Bác Hồ, Nghĩa trang liệt sĩ và Bia chiến thắng tỉnh Trà Vinh
- Họp mặt giao lưu Trà Vinh - Thái Bình “Thủy chung son sắt - thắm đượm nghĩa tình”
- Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng các chức sắc, tăng ni, tín đồ Phật tử tại huyện Vũ Thư
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy thăm, chúc mừng các chức sắc, tăng ni, tín đồ Phật tử tại huyện Quỳnh Phụ
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng các chức sắc, tăng ni, tín đồ Phật tử tại huyện Kiến Xương
- Ra quân tuần tra kiểm soát vũ trang, phòng chống tội phạm
- Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất của HĐND tỉnh: Ban hành 2 Nghị quyết thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp tỉnh
- Quyết liệt xử lý các tồn tại để sớm hoàn thành đưa vào sử dụng các dự án, công trình chậm tiến độ