Hôm nay (15/3), Việt Nam thử nghiệm lâm sàng vaccine phòng COVID-19 thứ 2
Ảnh minh họa.
Đây là vaccine COVIVAC của Công ty vaccine và sinh phẩm y tế Nha Trang ( IVAC). Việc tiêm thử nghiệm sẽ do IVAC phối hợp với trường Đại học Y Hà Nội và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương thực hiện.
Dự kiến giai đoạn 1 sẽ thử nghiệm trên 120 tình nguyện viên khỏe mạnh tuổi từ 18 đến 75, chia thành 5 nhóm. Trong đó 4 nhóm sử dụng các liều vaccine 1mcg, 3mcg, 10mcg và 1mcg có bổ sung tá dược. Một nhóm được tiêm giả dược để có sự so sánh với 4 nhóm tiêm. Mỗi tình nguyện viên được tiêm 2 mũi, cách nhau 28 ngày.
Trước khi thử nghiêm lâm sàng, kết quả thử nghiệm trên động vật và trong phòng thí nghiệm đạt hiệu quả tốt về an toàn, tính sinh miễn dịch và hiệu quả bảo vệ.
Theo thông tin từ nhóm nghiên cứu vaccine COVIVAC phòng COVID-19, đã có hàng nghìn người tình nguyện đăng ký tham gia thử lâm sàng vaccine.
Vaccine COVIVAC được nghiên cứu và sản xuất trên công nghệ trứng gà có phôi, là vaccine dạng dung dịch, không có chất bảo quản. Công nghệ này cũng được sử dụng để sản xuất vaccine dự phòng cúm mùa đang lưu hành tại Việt Nam.
IVAC là cơ sở nghiên cứu sản xuất duy nhất tại Việt Nam chủ động nguồn trứng gà để sản xuất vaccine.
Sau 7 tháng nghiên cứu, Viện Vaccine và Sinh phẩm y tế đã sản xuất thành công 3 lô liên tiếp trên quy mô lớn, từ 50.000 đến 100.000 liều mỗi lô. Dự kiến, giá thành một liều vaccine COVIVAC sau khi xuất xưởng là 60.000 đồng/liều. Bộ Y tế cho biết sẽ đảm bảo những nguyên tắc cơ bản trong sản xuất vaccine ở Việt Nam.
Được biết, IVAC được WHO đầu tư cơ sở vật chất hoàn thiện, đồng bộ và quy mô sản xuất 6 triệu liều vaccine/năm, có thể nâng cấp lên 30 triệu liều/năm khi có đại dịch xảy ra.
IVAC cũng là 1 trong 14 cơ sở sản xuất vaccine cúm được Tổ chức Y tế thế giới lựa chọn để đặt hàng khi đại dịch xảy ra.
Thành công trong nghiên cứu, sản xuất vaccine phòng ngừa sẽ giúp Việt Nam chủ động, bảo đảm nguồn cung, bảo đảm an ninh y tế và sẵn sàng phục vụ đại dịch.
Việt Nam cũng là 1 trong 39 quốc gia đạt chuẩn về quản lý vaccine của WHO, đây cũng là điều kiện để các nhà sản xuất Việt Nam không chỉ chủ động nguồn vaccine trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài.
Theo vtv.vn
Tin cùng chuyên mục
- Anh triển khai vắc xin mới điều trị 15 loại ung thư 02.05.2025 | 20:53 PM
- Bảo đảm an toàn thực phẩm tại bếp ăn các cơ sở khám chữa bệnh 18.09.2024 | 16:23 PM
- Nỗi lo an toàn vệ sinh thực phẩm mùa hè 31.05.2024 | 17:07 PM
- Đông Hưng: Thi tìm hiểu kiến thức về phòng, chống tác hại của thuốc lá trong trường học năm 2023 28.10.2023 | 18:42 PM
- Chủ động rà soát, phát hiện, xử lý kịp thời các bệnh truyền nhiễm không để dịch chồng dịch 16.03.2023 | 19:31 PM
- Tình hình dịch Covid-19 tuần qua 05.03.2023 | 20:43 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 11/2 11.02.2023 | 22:46 PM
- Truyền thông nha học đường "Chăm sóc sức khỏe răng, miệng" cho học sinh 31.10.2022 | 16:03 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 21/7 21.07.2022 | 18:41 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 21/5 21.05.2022 | 21:46 PM
Xem tin theo ngày
-
Tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh
- Thủ tướng Chính phủ làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình
- Khởi công dự án tuyến đường cao tốc CT.08, đoạn qua tỉnh Nam Định - Thái Bình và dự án khu công nghiệp Hưng Phú
- Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dâng hương tưởng niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn
- Cả nước đã hỗ trợ xóa gần 209.000 nhà tạm, nhà dột nát
- Dâng hương tưởng niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn
- Bố trí nơi đặt trụ sở đơn vị hành chính cấp xã mới sau sắp xếp phải phục vụ tốt cho hoạt động quản lý nhà nước, thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp
- Bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả các công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải
- Tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh