Thành phố Thái Bình Nan giải xây dựng nhà văn hóa tổ dân phố
Theo khảo sát năm 2008 của Phòng Văn hóa Thông tin Thành phố, toàn Thành phố có 429 thôn, cụm, tổ dân phố, đề nghị xây 262 nhà văn hóa. Đến nay đã xây dựng được 145 nhà văn hóa, đạt 55,3% mục tiêu. Đề án có mức kinh phí hỗ trợ xây dựng từ 50 triệu đồng (năm 2009) lên 80 triệu đồng/nhà văn hóa (năm 2011); 100 triệu đồng/nhà văn hóa xây mới, xây lại (từ năm 2012 đến nay); 20 - 30 triệu đồng/nhà văn hóa tu sửa, nâng cấp, nhà bạt. Trung bình mỗi năm Thành phố đầu tư 1 tỷ đồng hỗ trợ cho các phường, xã xây dựng nhà văn hóa. Hiện nay, Phòng Văn hóa Thông tin Thành phố vẫn tiếp tục đề nghị nâng mức hỗ trợ để giúp đẩy nhanh tiến độ triển khai Đề án. Tuy nhiên, Đề án đang có nguy cơ phải kéo dài thời hạn.
Khi bước vào xây dựng và triển khai Đề án, vấn đề đầu tiên cần chuẩn bị là quỹ đất. Tại các xã ngoại thành và phường ven đô như Tân Bình, Phú Xuân, Trần Lãm..., quỹ đất dồi dào, địa phương lại quan tâm, có kế hoạch bài bản, có thêm thuận lợi là địa bàn rộng mà số thôn, tổ ít nên việc quy hoạch thuận lợi, hầu hết các xã đã hoàn thành xây dựng hệ thống nhà văn hóa. Anh Phạm Xuân Lanh, cán bộ văn hóa phường Trần Lãm chia sẻ: Học tập kinh nghiệm từ xã Phú Xuân, Đảng ủy, UBND phường đã sớm có kế hoạch tìm vị trí quy hoạch xây dựng các thiết chế văn hóa. Đảng bộ đã ban hành nghị quyết chuyên đề về triển khai thực hiện Đề án; vận động được 7 hộ gia đình ở vị trí trung tâm của các tổ không quy hoạch được đất đổi đất ra khu chung cư. Đến nay, 28/37 tổ dân phố đã xây dựng nhà văn hóa khang trang, vị trí thuận tiện, các tổ còn lại đã quy hoạch xong và dự kiến hoàn tất xây dựng vào năm 2018.
Tại các phường nội thành, quỹ đất là vướng mắc lớn nhất trong quá trình triển khai Đề án. Đất chật, người đông, số lượng tổ dân phố nhiều, trong khi mỗi nhà văn hóa theo quy định phải có diện tích ít nhất 80m2 nên việc bố trí quỹ đất rất khó khăn. Phường Quang Trung có 43 tổ dân phố, UBND phường có kế hoạch xây dựng 5 nhà văn hóa và 35 nhà bạt nhưng đến nay toàn phường mới hoàn thành được 8 nhà bạt, đã quy hoạch được 5 điểm xây dựng nhà văn hóa nhưng chưa đủ điều kiện triển khai. Phường Lê Hồng Phong có 32 tổ, chia làm 6 cụm tổ và dự kiến xây 2 nhà văn hóa cho mỗi cụm. Hiện phường đã hoàn thành 4 nhà văn hóa, 1 nhà văn hóa đang xây dựng, số còn lại không bố trí được đất. Phường Bồ Xuyên có 57 tổ nhưng chỉ có 1 nhà văn hóa, không thể triển khai tiếp Đề án vì không có quỹ đất… Giải pháp vận động nhân dân đổi đất cũng rất phức tạp, khó khăn.
Song song với vấn đề quỹ đất, vấn đề kinh phí cũng làm chậm tiến độ triển khai Đề án. Theo tính toán, để xây dựng một nhà văn hóa cần ít nhất từ 300 - 500 triệu đồng. Dù trong quá trình triển khai, Phòng Văn hóa Thông tin Thành phố đã đề nghị tiếp tục nâng mức hỗ trợ nhưng vẫn chưa đủ. Vì vậy việc hoàn thành xây dựng nhà văn hóa phụ thuộc nhiều vào nguồn đóng góp từ nhân dân. Tuy nhiên, ở những phường nội thành như Quang Trung, Lê Hồng Phong, Bồ Xuyên, do các nhà văn hóa được quy hoạch ở những vị trí không thuận tiện hoặc quy hoạch theo hình thức xây dựng nhà văn hóa cụm tổ dân phố nên không được người dân đồng tình hưởng ứng, vì vậy việc huy động đóng góp kinh phí trong nhân dân khó triển khai.
Trong khi chưa xây dựng được nhà văn hóa kiên cố, đầu tư nhà bạt được đưa ra như một giải pháp tình thế. Nhà bạt đơn giản, được làm bằng các vật liệu nhẹ, dễ dàng tháo lắp, mỗi khi có nhu cầu sử dụng, có thể nhanh chóng biến một khoảng sân chơi, một khu đất mượn tạm hay vỉa hè làm nơi sinh hoạt, khi sử dụng xong có thể trả lại mặt bằng, không gian. Tuy nhiên, cán bộ văn hóa các phường phản ánh giải pháp này còn nhiều vấn đề. Trước hết là khó kiểm soát việc quản lý, bảo quản nhà bạt và các trang thiết bị khi không sử dụng. Khi cần dùng lại tốn thời gian và nhân lực dựng, tháo dỡ nên nhiều tổ dân phố không mặn mà với phương án này.
Đề án xây dựng nhà văn hóa thôn, cụm, tổ dân phố là một đề án rất đúng đắn, kịp thời. Dù phải đối mặt với nhiều nhưng với kinh nghiệm từ những kết quả bước đầu, các cấp lãnh đạo và nhân dân thành phố Thái Bình vẫn đang quyết tâm tháo gỡ khó khăn, chung tay tạo dựng diện mạo mới cho đời sống văn hóa, tinh thần của người dân Thành phố.
Mai Hiền
Tin cùng chuyên mục
- Khai mạc lễ hội truyền thống đền A Sào năm 2025 09.03.2025 | 18:18 PM
- Gần 350 vận động viên nữ tham gia hội thi kéo co tại lễ hội đền Trần 14.02.2025 | 17:30 PM
- Thi têm trầu cánh phượng tại lễ hội đền Trần 13.02.2025 | 15:57 PM
- Lễ tế mở cửa đền và dâng hương tại khu lăng mộ các vua Trần 10.02.2025 | 15:12 PM
- Khánh thành trùng tu đền thờ Linh Từ Quốc Mẫu 16.11.2024 | 16:47 PM
- Tái hiện chiến thắng Điện Biên Phủ hào hùng bằng 700 drone 06.05.2024 | 08:25 AM
- Lễ hội truyền thống Bổng Điền đón Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia 20.04.2024 | 22:23 PM
- Tăng cường quản lý hoạt động du lịch dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 03.04.2024 | 15:34 PM
- CLB Thư pháp Hán Nôm huyện Quỳnh Phụ kỷ niệm 10 năm thành lập 17.12.2023 | 17:21 PM
- Đoàn đại biểu chương trình giao lưu văn hóa - kết nối doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc “Thai Binh Homecoming Day” thăm di tích quốc gia đặc biệt chùa Keo 02.12.2023 | 19:08 PM
Xem tin theo ngày
-
Đặc sắc chương trình nghệ thuật kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và chào mừng hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình
- Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến thăm làm việc tại phường Phố Hiến
- Công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương, địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và kết thúc hoạt động cấp huyện
- Báo Thái Bình - Một hành trình với những mốc son lịch sử
- Thư tòa soạn
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh về công tác tổ chức, cán bộ
- Khởi công dự án nhà máy đốt chất thải rắn phát điện công nghệ hiện đại tại xã Thụy Trình
- Khởi công dự án đầu tư xây dựng sân golf Cồn Vành và dự án đầu tư xây dựng khu bến cảng hàng lỏng Ba Lạt
- Việt Nam nâng tầm vị thế tại Hội nghị quốc tế về biển và đại dương
- Hội thảo khoa học: Đồng chí Nguyễn Văn Linh – Nhà lãnh đạo kiên định, sáng tạo của Đảng và cách mạng Việt Nam