Hơn 4,3 triệu ý kiến góp ý sửa Hiến pháp trên VNeID
Ảnh minh họa.
Đã có hơn 4,3 triệu ý kiến tham gia sau 7 ngày triển khai lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Trong đó có gần 745.000 người dân tham gia góp ý qua ứng dụng VNeID.
Tại TP Đà Nẵng, đợt lấy ý kiến người dân về dự thảo nghị quyết sửa đổi một số điều của Hiến pháp năm 2013 đã trở thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, thu hút đông đảo các các tầng lớp nhân dân tham gia.
Để tạo điều kiện cho tất cả mọi người dân đều được tham góp ý kiến qua ứng dụng VNEID, TP. Đà Nẵng đã tổ chức đi từng ngõ gõ từng nhà để hướng dẫn, hỗ trợ cho người dân, nhất là những người cao tuổi.
Để thực hiện, người dân đăng nhập ứng dụng VNeID hoặc website vneid.gov.vn bằng tài khoản định danh điện tử mức 2 đang hoạt động. Sau đó, truy cập vào "Tiện ích lấy ý kiến người dân về nội dung sửa đổi Hiến pháp năm 2013 trên ứng dụng VNeID". Các ý kiến góp ý trên VNeID sẽ được Bộ Công an tổng hợp và gửi Bộ Tư pháp nhằm xây dựng báo cáo chung của Chính phủ.
* Chiều qua, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Các quy định liên quan đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và các quy định để thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp là nội dung được các đại biểu tập trung cho ý kiến.
Theo các đại biểu, dự thảo Nghị quyết sửa đổi bổ sung một số điều Hiến Pháp 2013 đã thể chế khá đầy đủ chủ trương của Đảng về sắp xếp, tinh gọn bộ máy. Dự thảo cũng đã khẳng định vai trò trung tâm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị. Tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị cần thể hiện rõ vai trò hiệp thương thống nhất của Mặt trận Tổ quốc và phát huy tính độc lập tương đối của các tổ chức chính trị - xã hội khi thực hiện đưa các tổ chức này về trực thuộc Mặt trận Tổ quốc. Có ý kiến đề nghị cần quán triệt quan điểm đổi mới tư duy lập hiến, lập pháp.
Về sửa đổi quy định liên quan đến đơn vị hành chính và chính quyền địa phương, cơ bản tán thành việc tinh gọn tổ chức, khắc phục chồng chéo. Việc bỏ cấp trung gian và tổ chức chính quyền phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, miền núi và hải đảo là cần thiết. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị cần làm rõ hơn về quy định này.
Là một trong những cơ quan được giao nhiệm vụ lấy ý kiến nhân dân và tổng hợp ý kiến gửi Chính phủ để trình Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013. Bộ Tư pháp cho biết: Các ý kiến đóng góp sẽ được Ban tổ chức chuyển đến cơ quan có thẩm quyền để tiếp thu và chỉnh lý.
Theo: vtv.vn
Tin cùng chuyên mục
- Định hướng công tác tuyên truyền lấy ý kiến về dự thảo nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 14.05.2025 | 15:23 PM
- Các bước lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp năm 2013 trên VNeID 09.05.2025 | 10:31 AM
Xem tin theo ngày
-
Tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh
- Thủ tướng Chính phủ làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình
- Khởi công dự án tuyến đường cao tốc CT.08, đoạn qua tỉnh Nam Định - Thái Bình và dự án khu công nghiệp Hưng Phú
- Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dâng hương tưởng niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn
- Cả nước đã hỗ trợ xóa gần 209.000 nhà tạm, nhà dột nát
- Dâng hương tưởng niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn
- Bố trí nơi đặt trụ sở đơn vị hành chính cấp xã mới sau sắp xếp phải phục vụ tốt cho hoạt động quản lý nhà nước, thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp
- Bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả các công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải
- Tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh