Loi Krathong – Lễ hội đẹp nhất và cổ nhất Thái Lan
Đó là lễ hội Loi Krathong - lễ hội lớn thứ 2 trong năm (sau Tết truyền thống Songkran) và cũng là một trong những lễ hội đẹp nhất và cổ nhất của Vương quốc Thái Lan.
Trong tiếng Thái, Loi có nghĩa là "trôi", còn krathong là chiếc bè nổi trên nước có hình hoa sen. Lễ hội, bắt nguồn từ hơn 700 năm trước, là một tập tục cổ xưa để thể hiện sự tôn kính đối với Nữ thần Nước Phra Mae Khongkha đồng thời cầu xin thần tha thứ cho những hành động của con người trong cuộc sống hàng ngày đã làm ô nhiễm nguồn nước của người.
Một krathong gồm có thức ăn, trầu, cau, hoa, nhang, nến và tiền xu. Dù làm bằng chất liệu gì, các chiếc krathong đều được trang trí các lá chuối được gấp xếp tỉ mẩn, hoa, nến và nhang. Một vài đồng bạc lẻ thỉnh thoảng cũng được đặt vào để dâng lên các thần sông. Suốt đêm trăng tròn, người Thái thả các krathong này xuống sông, kênh rạch hoặc ao hồ.
Những chiếc krathong này không chỉ dùng để tế tạ ơn mà còn đem đi tất cả những rủi ro, tội lỗi của một năm qua. Người ta tin rằng nếu giữ cho ngọn nến trong krathong vẫn cháy cho đến khi khuất khỏi tầm mắt thì có nghĩa là krathong đó đã mang đi những điều xấu và đem đến may mắn cho người thành tâm.
Loi Krathong được tổ chức lớn nhất tại 4 tỉnh Sukhothai, Chiang Mai, Ayutthaya và Bangkok. Tại mỗi một thành phố Loi Krathong lại được tổ chức với nhiều hoạt động khác nhau.
Tại Sukhothai, quê hương của Loi Krathong, lễ hội kéo dài 3 ngày. Những chiếc đền lồng được thả dọc các dòng sông và soi sáng những khu di tích khảo cổ đẹp nhất Thái Lan tại Sukhodai, cố đô của vương quốc Xiêm.
Tại Chiang Mai, Loi Krathong ở đây có nghi thức khác thường là thả đèn trời kiểu Lanna (cũng hình hoa sen) bay lên bằng hơi nóng với niềm tin rằng khi những chiếc đèn lồng bồng bềnh trên không sẽ mang theo những phiền não của cư dân trong cộng đồng bay mất.
Bangkok tổ chức Loi Krathong trên toàn thành phố với đoàn diễu hành dài đánh trống, các buổi biểu diễn văn nghệ và âm nhạc truyền thống của Thái, giải trí dân gian, bắn pháo hoa và nhiều trò khác.
Còn người dân ở Tak, một tỉnh giáp biên giới với Myanmar, có thói quen tạo ra những chiếc “krathong sai” thả nổi trên sông Ping tạo thành một chuỗi ánh sáng lấp lánh. Ngoài ra, lễ hội này còn được tổ chức tại một số vùng của Lào và Myanmar (bang Shan).
Theo zing.vn
Tin cùng chuyên mục
- Lễ dâng hương tưởng niệm 1982 năm ngày hóa của Đông Nhung Đại tướng quân Vũ Thị Thục 14.04.2025 | 16:12 PM
- Khai mạc lễ hội truyền thống đền A Sào năm 2025 09.03.2025 | 18:18 PM
- Khai mạc lễ hội đền Rèm 28.02.2025 | 16:25 PM
- Gần 350 vận động viên nữ tham gia hội thi kéo co tại lễ hội đền Trần 14.02.2025 | 17:30 PM
- Thi têm trầu cánh phượng tại lễ hội đền Trần 13.02.2025 | 15:57 PM
- Hơn 1.000 người tham gia rước nước tại lễ hội đền Trần 10.02.2025 | 21:08 PM
- Lễ tế mở cửa đền và dâng hương tại khu lăng mộ các vua Trần 10.02.2025 | 15:12 PM
- Khai mạc lễ hội chùa Keo mùa thu năm 2024 12.10.2024 | 23:28 PM
- Lễ hội Bà Chúa Muối năm 2024 21.05.2024 | 16:41 PM
- Lễ hội truyền thống đền Hai Bà Trưng: Tri ân hai vị nữ tướng anh hùng dân tộc 27.04.2024 | 09:37 AM
Xem tin theo ngày
-
Đặc sắc chương trình nghệ thuật kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và chào mừng hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình
- Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến thăm làm việc tại phường Phố Hiến
- Công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương, địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và kết thúc hoạt động cấp huyện
- Báo Thái Bình - Một hành trình với những mốc son lịch sử
- Thư tòa soạn
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh về công tác tổ chức, cán bộ
- Khởi công dự án nhà máy đốt chất thải rắn phát điện công nghệ hiện đại tại xã Thụy Trình
- Khởi công dự án đầu tư xây dựng sân golf Cồn Vành và dự án đầu tư xây dựng khu bến cảng hàng lỏng Ba Lạt
- Việt Nam nâng tầm vị thế tại Hội nghị quốc tế về biển và đại dương
- Hội thảo khoa học: Đồng chí Nguyễn Văn Linh – Nhà lãnh đạo kiên định, sáng tạo của Đảng và cách mạng Việt Nam