Thiếu tôm nguyên liệu do dịch bệnh
Ảnh minh họa
Năm 2012, diện tích nuôi tôm nước lợ của cả nước là 657.523ha, sản lượng thu hoạch 476.424 tấn. So với năm 2011, diện tích tăng 0,2% nhưng sản lượng giảm 3,9%. Năm vừa qua, cả nước có 100.766ha tôm nước lợ bị thiệt hại do dịch bệnh, trong đó có 91.174ha tôm sú và 7.068ha tôm thẻ châm trắng, chủ yếu do bị hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS)…
Điều này đã gây thiệt hại lớn về kinh tế và ảnh hưởng đến sản lượng, giá trị xuất khẩu tôm. Ước tính giá trị thiệt hại do dịch bệnh trên tôm trong năm qua lên tới 4.000 tỷ đồng. Mặc dù ngành thủy sản đã rất nỗ lực kiểm soát sự bùng phát của dịch bệnh song vẫn không thể ngăn chặn được hội chứng AHPNS vì chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh và biện pháp kiểm soát dịch bệnh này.
Trước tình hình dịch bệnh xảy ra trên diện rộng, kéo dài, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT xác định việc tìm nguyên nhân gây bệnh và giải pháp phòng trị là nhiệm vụ cấp bách.
Khi dịch bệnh xảy ra nhiều trên tôm, các địa phương, các chuyên gia đưa ra nhiều nguyên nhân, nào là do môi trường ao nuôi ô nhiễm, do nước quá mặn, nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, rồi do giống, thức ăn kém chất lượng, rồi do vi khuẩn, vi-rút, người lại bảo do tảo độc…
Ban đầu, khi lấy mẫu nước, tôm chết ở các ao nuôi đều phát hiện các yếu tố này. Để xác định chính xác tác nhân gây bệnh, chúng tôi phải làm rất kỳ công, phải thiết lập bản đồ dịch tễ, đánh giá vai trò tác động của cả những yếu tố vô sinh (nhiệt độ, độ mặn, amoniac, H2S, NO2, thuốc bảo vệ thực vật) và các yếu tố hữu sinh (tảo độc, vi khuẩn, vi-rút, ký sinh trùng và bacteriophage). Chúng tôi nghiên cứu cả những tác động của chế phẩm sinh học, thức ăn dùng trong nuôi tôm dẫn đến hội chứng hoại tử gan tụy ở tôm.
Kết quả nghiên cứu đến nay đã xác định vi khuẩn Vibrio cùng với Phage là tác nhân trực tiếp gây hoại tử gan tụy ở tôm nuôi. Qua kiểm tra phát hiện phần lớn tôm giống khi cung cấp ra thị trường đã nhiễm vi khuẩn Vibrio với tỷ lệ khá cao, nhiều tôm giống đã có dấu hiệu bất thường ở gan tụy nên mới chết sớm trong ao nuôi. Chúng tôi cũng phát hiện nhiều chế phẩm sinh học dùng trong sản xuất giống, nuôi tôm đã bị nhiễm vi khuẩn thuộc giống Vibrio với mật độ cao. Đây chính là 2 nguồn lan truyền vi khuẩn Vibrio ra các ao nuôi tôm.
Nguồn kinhtenongthon.vn
Tin cùng chuyên mục
- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt đợt phòng trừ sâu bệnh bảo vệ lúa xuân 29.04.2025 | 19:02 PM
- Gieo trồng cây màu vụ xuân đạt gần 98% kế hoạch 17.03.2025 | 16:46 PM
- Sắc xuân trên làng hoa, cây cảnh ở Đông Hưng 17.01.2025 | 08:56 AM
- Tăng cường công tác lấy nước đổ ải phục vụ gieo cấy lúa Xuân năm 2025 09.01.2025 | 19:04 PM
- Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường 29.12.2024 | 13:52 PM
- Thời gian đổ ải tập trung từ ngày 16/1 - 15/2/2025 10.12.2024 | 15:32 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
Xem tin theo ngày
-
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dâng hương tưởng niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn
- Cả nước đã hỗ trợ xóa gần 209.000 nhà tạm, nhà dột nát
- Dâng hương tưởng niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn
- Bố trí nơi đặt trụ sở đơn vị hành chính cấp xã mới sau sắp xếp phải phục vụ tốt cho hoạt động quản lý nhà nước, thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp
- Bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả các công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải
- Tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh
- Chuẩn bị tốt các điều kiện để khởi công Dự án cao tốc CT.08; Khu công nghiệp Hưng Phú; Lễ động thổ dự án Nhà máy sản xuất ô tô GEL-O&J
- Phấn đấu khởi công dự án tuyến đường CT.08 vào ngày 12/5/2025
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến về một số báo cáo, tờ trình